Xóm Sơn Đừng nằm dưới vùng cát thấp. Các ngôi nhà trong xóm đều hướng mặt ra biển.
Nguồn gốc bí ẩnMột ngày cuối năm, chúng tôi ghé thăm xóm Sơn Đừng và gần như bị hút hồn vào khung cảnh tuyệt đẹp hiện ra trước mắt. Những ngôi nhà đơn sơ nằm sát vào nhau, lưng tựa đồi cát, mặt hướng ra cụm đảo Hòn Gốm. Trên dòng nước xanh trong được chấm phá thêm những chiếc thuyền nhỏ đang neo bờ. Ở xóm nhỏ này có một “tộc người” sinh sống gần như biệt lập, chẳng ai biết rõ xóm có tự bao giờ, người trôi dạt từ đâu tới, chỉ nghe người ta quen gọi với cái tên xóm của người Đàng Hạ.
Người đầu tiên chúng tôi gặp là ông Võ Thành Trung (63 tuổi, xóm Sơn Đừng), người đứng ra quản lý nhiều việc trong xóm. Ông Trung dẫn chúng tôi vào một ngôi nhà nhỏ và giới thiệu đây là mái ấm của vợ chồng ông Trần Trò (95 tuổi), một trong những người già nhất của xóm Sơn Đừng. Nhìn thấy chúng tôi, cụ ông có mái tóc bạc trắng, làn da nâu đen lập cập đứng dậy với lấy chiếc gậy loạng choạng bước đến và ngồi cạnh bàn nước.
Ông Trò chậm rãi kể: Người Đàng Hạ không mấy ai rõ về nguồn gốc của mình. Có nhiều giả thuyết cho rằng, người Đàng Hạ thuộc một tộc người gốc Indonesia, hành trình mưu sinh trên biển họ gặp phải cơn bão, và trôi dạt vào những đảo nhỏ ở xã Vạn Thạnh. Sau nhiều ngày lang thang, họ đã tìm thấy nước ngọt ở xóm Sơn Đừng nên dựng chòi, hái rau quả và sinh sống. Nhưng ở một câu chuyện khác lại cho rằng, người Đàng Hạ là một nhóm người dân tộc thiểu số nào đó ở miền núi tỉnh Bình Định. Do chiến tranh loạn lạc khiến họ phiêu bạt về xóm Sơn Đừng. “Tính từ nhiều đời tổ tiên thì xóm nhỏ này của người Đàng Hạ chúng tôi đã có cách đây khoảng hơn 300 năm. Do chiến tranh, do mưu sinh nhiều người đã bỏ xóm đi nơi khác. Có người đi luôn nhưng cũng có người tìm về lại, sinh con đẻ cháu dần dần trở nên đông đúc như bây giờ”, ông Trò tâm sự.
Ông Nguyễn Bảy có làn da nâu đen, cặp chân mày rậm đặc trưng của người Đàng Hạ.
Tiếp lời ông Trò, ông Trung cho biết còn được nghe kể một truyền thuyết khác khi vua Gia Long (lúc chưa lên ngôi - PV) bị quân nhà Tây Sơn truy đuổi đã dạt vào bán đảo Sơn Đừng. Trong lúc quẫn bách, vua Gia Long cầu khấn thần linh xin được giúp đỡ thức ăn, nước uống. Ngay sau đó, có một luồng cá lớn từ ngoài khơi chạy vào, còn trên bãi cát, cách mép nước biển chừng vài gang tay, binh sĩ đào xuống một hố nhỏ, nước ngọt trào ra lênh láng, Jollibee bet casino tha hồ ăn uống, JILI live casino login register tắm giặt. Đó cũng là cách người Đàng Hạ lấy nước ngọt để sinh hoạt suốt một thời gian dài. “Chờ khi thủy triều xuống thì chỗ nước mình đang nhìn thấy sẽ rút, Jiliasia7 trơ ra bãi cát,Hit Club go88 người xóm chúng tôi chỉ cần moi một lỗ nhỏ không sâu lắm là nước ngọt đã phun ra rất nhiều, Jili okbet login cứ thế lấy về dùng”, ông Trung nói.
Hiện người trong xóm Sơn Đừng đã biết đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
Dân biển “không biết đánh cᔓSơn Đừng là Sơn Đừng cùi/Đi chợ bằng gùi, đầu đội nón mo”, câu hát quen thuộc người Đàng Hạ xưa kia vẫn hát như một cách giới thiệu về cuộc sống mưu sinh của tộc người mình ở xóm Sơn Đừng. Từ nhà ông Trò, ông Trung dẫn chúng tôi dọc theo đường bờ biển đến gặp ông Nguyễn Bảy (80 tuổi, người Đàng Hạ, xóm Sơn Đừng). Ông Bảy cho biết: Hàng trăm năm qua, người Đàng Hạ ở Sơn Đừng vẫn sống chủ yếu dựa vào các phương thức “săn bắt hái lượm” rất thô sơ. Từ đời cha ông chúng tôi, mặc dù ở gần biển nhưng phần lớn không ai biết đi biển đánh bắt cá hay nuôi trồng thủy sản. Người Đàng Hạ ngày ngày lên núi chặt củi, hầm than và trồng khoai, trồng sắn. Củi khô và nông sản thu hoạch được thì dân đem đi đổi lấy gạo mang về ăn.
Theo ông Bảy, do không biết nhiều phương thức làm ăn cùng với việc các gia đình ở xóm Sơn Đừng có đông con nên nghèo đói cứ đeo bám họ mãi. Kinh tế khó khăn, trẻ em sinh ra đều không được đi học. “Sau này, Nhà nước không cho làm hầm than thì người Đàng Hạ mới dần từ bỏ tập quán cũ, chấm dứt việc đốn củi, đốt than. Để mưu sinh, nhiều người mới tìm hiểu, tập tành đi biển để đánh bắt hải sản. Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, đời sống của người xóm Sơn Đừng đã có những đổi thay”, ông Bảy cho hay.
Sơn Đừng khoác áo mớiNhững năm qua, xóm Sơn Đừng đã khoác lên mình chiếc áo mới với những căn nhà kiên cố, khang trang hơn. Đường dẫn vào xóm đã được đổ bê tông sạch sẽ, nhà nhà có điện thắp sáng và có giếng nước hợp vệ sinh. Tiếng trẻ con nói cười khắp xóm, tiếng người mua bán hải sản ra vào nhộn nhịp làm cho đời sống của người Đàng Hạ có thêm những gam màu tươi sáng. Chị Nguyễn Thị Loan (40 tuổi, người Đàng Hạ, xóm Sơn Đừng) đang loay hoay xếp lại hàng hóa trong quán nhỏ của gia đình. Từ ngày Nhà nước lắp điện, làm đường thì cuộc sống của gia đình chị có nhiều đổi thay. Vợ chồng chị Loan cũng tích cóp và mở được một quán tạp hóa buôn bán hàng ngày, thu nhập từ đó mà tăng lên, tiền cho con cái học hành không phải lo lắng như trước.
Ông Võ Tấn Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh, cho biết: Qua tìm hiểu, nhóm người Đàng Hạ ở xóm Sơn Đừng không còn lưu giữ được những đặc điểm riêng biệt về các tập tục, văn hoá tín ngưỡng. Từ việc thờ cúng tổ tiên, việc cưới, việc tang đều giống với người Kinh. Người Đàng Hạ hiện không có tiếng nói riêng, thường chỉ phân biệt được qua khuôn mặt với mái tóc xoăn, môi dày, cặp mày rậm và làn da nâu đen gần giống như người Ba Na và người Rarlay. Tuy nhiên, không có một tài liệu nào ghi chép lại về nguồn gốc của người Đàng Hạ nên các thủ tục giấy tờ cho họ đều chung với người Kinh.
Theo ông Võ Tấn Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh, trước năm 1995, xóm Sơn Đừng có 7 hộ dân (khoảng 35 nhân khẩu) và hiện cả xóm đã có hơn 40 hộ dân (khoảng hơn 200 nhân khẩu). “Thời gian qua, chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân xóm Sơn Đừng như: xây dựng nhà ở, cung cấp các loại giống gia súc, gia cầm, giống tôm hùm cho bà con chăn nuôi. Từ đó, điều kiện kinh tế của xóm có phần đảm bảo hơn so với trước đây”, ông Phong cho biết.
Trước khi chia tay chúng tôi, ông Võ Thành Trung phấn khởi chia sẻ: Xóm Sơn Đừng đang ngày càng phát triển, tất cả trẻ con trong xóm đều được đến trường học tập. Đời sống văn hóa, tinh thần của bà con bản địa cũng được chăm lo hơn. Mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân Đàng Hạ lại tề tựu về ngôi đình Sơn Đừng để tổ chức lễ cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.